x
THÀNH VIÊN
Facebook login Google login
x
ĐĂNG KÝ
Facebook login Google login
Hủy
x
Quên mật khẩu
Hủy
x
DU LỊCH VIỆT TRẦN

NHẬN NGAY VOUCHER GIẢM GIÁ LÊN ĐẾN 500K

Áp dụng cho tất cả các tour nước ngoài

DU LỊCH VIỆT TRẦN

Trụ sở chính Tổ chức Liên Hiệp Quốc

  • Thứ sáu, 00:14 26/10/2018 .
  • Là nơi tập trung của các cơ quan đầu não như Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (LHQ) đồng thời là nơi làm việc, họp hành của vô số nguyên thủ quốc gia, đại sứ, phái đoàn quốc tế... trụ sở LHQ là một trong những điểm tham quan thu hút du khách.

    Hội nghị thượng đỉnh phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc thường được tổ chức tại trụ sở chính ở New York với sự góp mặt của lãnh đạo hơn 193 nước. Theo hiệp ước với chính phủ Mỹ, Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York chỉ nằm dưới quyền quản lý của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, cơ quan này đồng ý thừa nhận phần lớn luật pháp địa phương, tiểu bang và liên bang để đổi lấy các dịch vụ như cảnh sát và cứu hỏa. Ngoài New York, Liên Hợp Quốc còn đặt trụ sở tại Geneve (Thụy Sĩ); Vienna (Áo) và Nairobi (Kenya).

    Trụ sở chính Liên Hiệp Quốc nằm tại thành phố New York gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi hình ảnh của một khẩu súng lục bị bẻ cong nòng - tượng trưng cho nhiệm vụ giữ gìn hòa bình chống bạo lực chiến tranh và giải trừ quân bị trên thế giới nằm ở phía trước tòa nhà. Trước khi xây dựng Trụ sở Liên Hợp Quốc, nơi đây là một lò mổ phục vụ thành phố New York. Thông thường, mọi người phải đi khá nhanh khi bước qua cửa dẫn vào tòa nhà. Họ hiếm khi có thời gian dừng lại để ngắm nhìn sự hùng vĩ của công trình.

    Trụ sở chính của Liên Hợp Quốc được xây dựng từ năm 1949 và hoàn thành 4 năm sau đó. Nơi đây là địa điểm làm việc của khoảng 3.400 nhân viên. Toàn bộ khu đất của quần thể các tòa nhà Liên Hợp Quốc được mua lại từ tập đoàn bất động sản lớn nhất nước Mỹ thời đó là William Zeckendorf với giá 8,5 triệu USD.

    Thay vì tổ chức một cuộc thi chọn các mẫu thiết kế, Liên Hợp Quốc đã kêu gọi sự hợp tác của các kiến trúc sư hàng đầu thế giới, thuộc nhiều quốc gia khác nhau. KTS Wallace K. Harrison là người đứng đầu nhóm thiết kế, trong đó có các kiến trúc sư khác đến từ Liên Xô, Bỉ, Canada, Pháp, Trung Quốc, Thụy Điển, Brazil, Anh, Australia và Uruguay. 50 bản thiết kế khác nhau đã được cân nhắc trước khi phương án cuối cùng được lựa chọn. Phần cơ bản của thiết kế được sử dụng dựa trên phương án của KTS người Pháp, Le Corbusier.

    Yêu cầu đầu tiên đặt ra cho trụ sở chính của Liên Hợp Quốc, đó là tòa nhà cao tầng, có đủ chỗ làm việc cho các cơ quan. Độ cao 39 tầng với thiết kế hiện đại vào thời điểm đó gặp phải nhiều ý kiến không tán đồng. Tuy nhiên cuối cùng, nó lại là biểu tượng tiêu biểu của chủ nghĩa tân thời. Điểm nhấn của tòa nhà chính là hai mặt hướng tây và đông hoàn toàn được bao phủ bởi kính giảm nhiệt màu xanh, hấp thụ tốt ánh sáng mặt trời. Các khoang thoát khí được bố trí ở tầng 6, 16, 28 và 38 có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Hai mặt hẹp hơn ở hướng bắc và nam sử dụng đá marbe Vermont.

    Trên thực tế, quần thể trụ sở chính của Liên Hợp Quốc không chỉ có tòa nhà chính cao 39 tầng dành cho các cơ quan của Liên Hợp Quốc mà còn có 3 khối nhà khác gồm tòa nhà của Đại hội đồng (General Assembly building); khu hội nghị và Dag Hammarskjold Library (mới được bổ xung xây dựng năm 1961). Quần thể này được thiết kế bởi 11 kiến trúc sư, trong đó người phụ trách chính là ông Wallace K. Harrison (người Mỹ). Trụ sở chính của Liên Hợp Quốc là khu vực "quốc tế", thuộc về tất cả các quốc gia thành viên. Nơi đây có lực lượng an ninh, cứu hộ, hành chính... riêng biệt.

    Trong công viên ngoài trời phía bên tay phải trụ sở, cũng có một bức tượng mang ý nghĩa tương tự. Tượng đài “Beat Swords into Plowshares” (hình một người đang cầm búa đập xuống thanh gươm) chính là nguồn cảm hứng mà vua nhạc pop Michael Jackson đã đưa vào ca khúc bất hủ “Heal The World”.

    Trước khi vào tham quan trụ sở LHQ, vì lý do an toàn, mọi du khách đều phải hoàn tất các thủ tục an ninh (qua máy soi, tháo giày, tháo cả thắt lưng…). Vì vậy, bạn đừng ngạc nhiên nếu được yêu cầu phải tuân thủ những quy định an ninh nghiêm ngặt này. Nhưng bù lại, sau phần kiểm tra an ninh phiền toái, bạn sẽ được đặt chân vào một trong những công trình từng ghi lại bao dấu ấn, bao sự kiện lịch sử. Không gian rộng lớn nơi đây dễ làm những du khách mới đến lần đầu choáng ngợp. Dọc hai bên lối đi là những gian trưng bày các tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp, các tranh ảnh, hiện vật ở khắp nơi trên thế giới như bức tường kính màu sặc sỡ, một lá cờ của LHQ bị rách nát với dòng chữ “Fallen for the Cause of Peace”… Qua khỏi những gian trưng bày là một hành lang rộng, nơi người người qua lại tấp nập. Đó là nơi treo các bức tranh chân dung của các đời Tổng Thư ký LHQ.

    Nhưng thu hút nhất là hai hàng cột cờ chạy dọc hành lang - nơi treo quốc kỳ của tất cả thành viên LHQ theo bảng chữ cái ABC. Du khách nước nào thường tìm đến quốc kỳ của nước mình chụp ảnh. Lá cờ Việt Nam nằm cạnh lá cờ Mỹ do vần “V” gần với vần “U” (USA). Tiếp theo hành lang quốc kỳ là gian hành lang trưng bày các tặng phẩm. Mỗi thành viên LHQ đem đến đây một món quà để trưng bày, nó vừa là tặng phẩm của quốc gia thành viên, vừa là hình ảnh tiêu biểu mà quốc gia đó muốn giới thiệu với bè bạn quốc tế. Bạn sẽ khám phá ở đây nhiều nét văn hóa độc đáo từ châu Âu, châu Á, châu Mỹ đến châu Phi. Đó là những tác phẩm điêu khắc bằng ngọc của Trung Quốc, hay những chiếc thuyền gỗ tuyệt mỹ của Thái Lan… còn Việt Nam mang đến đây chiếc trống đồng Ngọc Lũ – loại trống đồng đẹp nhất ở nước ta.

    Ngoài ra, du khách còn được đến thăm phòng đón tiếp các nguyên thủ quốc gia, rất nhiều bức ảnh, áp phích giới thiệu những hoạt động, những thành tựu của LHQ, trong đó có cả giải thưởng Nobel Hòa bình.

      TOUR LIÊN QUAN

    x

    Tư vấn tour Miễn Phí

    Cám ơn các bạn đã quan tâm đến tour du lịch của chúng tôi !

    Hãy điền thông tin cá nhân của bạn vào đây chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất để hoàn tất thủ tục cho chuyến đi này

    
    TOP

    0898 51 52 53