x
THÀNH VIÊN
Facebook login Google login
x
ĐĂNG KÝ
Facebook login Google login
Hủy
x
Quên mật khẩu
Hủy
x
DU LỊCH VIỆT TRẦN

NHẬN NGAY VOUCHER GIẢM GIÁ LÊN ĐẾN 500K

Áp dụng cho tất cả các tour nước ngoài

DU LỊCH VIỆT TRẦN

SÀI GÒN XƯA TỪ GIA ĐỊNH PHỦ-GIA ĐỊNH KINH-GIA ĐỊNH TRẤN ĐẾN GIA ĐỊNH THÀNH

  • Thứ ba, 05:05 11/02/2020 .
  • Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu cho lập phủ Gia Định, phủ lỵ được đặt tại thôn Tân Khai (nay thuộc vị trí khu vực đường Hàm Nghi, Nguyễn Trung Trực).

    Thành Phiên An, là tên một thành cũ ở Phủ Gia Định còn được biết đến với tên Thành Bát Quái tồn tại từ 1790 đến 1836. Mặt khác hình dáng của thành cũng giống như con rùa nên cũng còn được gọi là Thành Qui. Thành có hình như hoa sen mở ra 8 cửa, thông với 8 con đường ngang dọc từ đông sang tây và từ nam đến bắc. Đây là một công trình có vai trò rất quan trọng về mặt chính trị quân sự địa lý của vùng Gia Định, giúp các vua Nguyễn giữ vững an ninh vùng đất phương Nam này trong một khoảng thời gian dài.


    Tháng 9 năm 1788 lợi dụng quân Tây Sơn đang bận tái lập trật tự Bắc Hà và đánh quân Thanh, Nguyễn Ánh liền cho xây dựng thành quách và biến nơi đây thành vùng  địa bàn trọng yếu chống lại Tây Sơn. Trong mục đích đó vào tháng 2 năm 1790 Nguyễn Ánh đã chọn vùng Gia Định làm kinh đô gọi là Gia Định kinh và ra. Thành xây dựng vừa theo kiến trúc Vauban nhưng vừa theo mỹ thuật dân tộc Việt Nam có hình Bát Quái với 8 cửa được đặt tên theo 8 cung trong Bát Quái là Càn, Li, Khôn, Khảm, Chấn, Cấn, Tốn, Đoài. Đối chiếu với vị trí hiện nay thì thành Phiên An tức thành Bát Quái trước đây nằm giữa 4 con đường: Đinh Tiên Hoàng (Đông) - Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Tây) - Lê Thánh Tôn (Nam) - Nguyễn Đình Chiểu (Bắc). 1802 Gia Long dời kinh ra Huế và đổi tên Gia Định Kinh thành Gia Định Trấn. Đến 1808 một lần nữa Gia định Trấn được đổi thành Gia Định Thành và trở thành thị sở của quan Tổng trấn Nam Kỳ.


    Sau khi dẹp được sự nổi loạn của Lê Văn Khôi, chiếm được thành Gia Định Vua Minh Mạng ra lệnh phá bỏ thành và cho xây thành mới với quy mô nhỏ nhơn, còn được gọi là thành Phụng. Đối chiếu với ngày nay, vị trí của thành Phụng nằm trong phạm vi bốn con đường: Nguyễn Du là mặt tiền; Nguyễn Đình Chiểu mặt hậu; Nguyễn Bỉnh Khiêm mặt tả; Mạc Đĩnh Chi mặt hữu.
    Trong âm mưu xâm lược nước ta vào tháng 2 năm 1859 thực dân Pháp với sự hỗ trợ của lính Tây Ban Nha đã đem quân tấn công thành Gia Định và một ngày sau thì chiếm được thành. Sau khi chiếm thành, quân Pháp đốt cháy kho tàng, phá hủy thành Gia Định.
    Dù không còn hiện hữu nhưng cái tên Gia Định Kinh, Gia Định Trấn hay Gia Định Thành vẫn  là những cái tên không thể phai mờ trong ký ức của người Sài Gòn và nó luôn luôn in đậm nét trong hồn những con người còn nặng lòng với sự tồn vong của dân Việt.

    Tour liên quan
    x

    Tư vấn tour Miễn Phí

    Cám ơn các bạn đã quan tâm đến tour du lịch của chúng tôi !

    Hãy điền thông tin cá nhân của bạn vào đây chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất để hoàn tất thủ tục cho chuyến đi này

    
    TOP

    0898 51 52 53