x
THÀNH VIÊN
Facebook login Google login
x
ĐĂNG KÝ
Facebook login Google login
Hủy
x
Quên mật khẩu
Hủy
x
DU LỊCH VIỆT TRẦN

NHẬN NGAY VOUCHER GIẢM GIÁ LÊN ĐẾN 500K

Áp dụng cho tất cả các tour nước ngoài

DU LỊCH VIỆT TRẦN

LỄ HỘI SEN DOLTA - KHMER NAM BỘ

  • Thứ hai, 23:02 29/07/2019 .
  • “Sen Dolta” dịch ra tiếng phổ thông có nghĩa là “cúng ông bà”, lễ hội Sen Dolta bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian của tộc người Khmer Nam Bộ. 

    Đây là lễ được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân, tạ ơn những người đã khuất và cầu phước cho những người còn sống, tạo nên sự gắn bó giữa bạn bè, người thân và cả cộng đồng. Xuất phát từ đó, hình thức “Sen” (cúng) là một lễ thức không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào khmer, với mục đích là để vừa bày tỏ lòng biết ơn, vừa cầu mong đạt được những điều tốt lành, phước đức của người đang sống đối với người đã chết. Lễ hội Sen Dolta được tổ chức trong suốt ba ngày, hàng năm, từ ngày 29 tháng tám đến mùng 1 tháng chín âm lịch. Trong ba ngày Dolta có nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán diễn ra đan xen với nhau.

    Các nghi thức trong lễ hội
    Ngày thứ nhất: Mỗi gia đình đều dọn dẹp nhà cửa khang trang, lau chùi bàn thờ tổ tiên sạch sẽ, trang hoàng lộng lẫy. Dọn bốn chén cơm ngon trên mỗi bàn, đốt đèn rồi mời mọi người trong gia đình cùng cúng. Mọi người cùng nhau khấn vái và rót trà để mời linh hồn những họ hàng đã quá cố về nhà ăn uống, nghỉ ngơi. Buổi cúng đầu ngày gọi là cúng tiếp đón. Đến chiều, họ tắm rửa sạch sẽ, cúng linh hồn ông bà và sau đó mời ông bà cùng họ đi vào chùa nghe sư sãi tụng kinh lấy phước. Tại chùa phần lễ sắc thái tôn giáo, tín ngưỡng được tổ chức, hoạt động khác mang tính hội hè như dù kê, Lò-khol Bác-sắc, múa Lâm-thol…
    Ngày thứ hai: Sau khi đã ở chùa suốt một ngày - đêm, đến chiều mọi người cùng nhau rước linh hồn ông bà từ chùa về nhà để mời cơm và mời ở nhà chơi với con cháu đến khi lễ kết thúc mới trở lại chùa.
    Ngày thứ ba: Mỗi gia đình lại chuẩn bị thức ăn, bánh trái như ngày đầu để cúng ông bà tại nhà trước khi tiễn linh hồn người quá cố ra đi. Vì vậy, buổi cúng này gọi là "cúng tiễn đưa". Khi mọi nghi thức cúng vái hoàn tất thì cũng là lúc lễ Dolta xem như kết thúc.

    Đua bò nét đặc sắc trong lễ hội
    Lễ hội đua bò kéo bừa truyền thống là nét sinh hoạt văn hoá, là một trong những lễ hội được tổ chức hằng năm vào dịp lễ Sen Dolta của đồng bào Khmer Nam Bộ, từ ngày 29 - 8 đến ngày 1 tháng 9 âm lịch hằng năm. Lễ hội mang đậm màu sắc dân gian truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ nói chung và đồng bào Khmer tỉnh An Giang nói riêng vào dịp lễ Dolta. 


    Tục đua bò đã có từ lâu đời. Cuộc đua thường được tổ chức trên ruộng có nước xâm xấp, gọi là “đua bò bừa”. Ngày xưa, lễ Sen Dolta thường trùng khớp vào dịp xuống giống vụ lúa Thu Đông nên bà con nào trong phum, sóc có bò mang đến bừa cho thửa ruộng ngôi chùa trong phum, sóc gọi là “bừa công quả”. Để tạo không khí vui chơi, các chủ bò ngầm thi đua với nhau xem đôi bò nào khoẻ, bừa nhanh. Để động viên cổ vũ thêm, Sải Cả khen thưởng cho đôi bò thắng cuộc bằng phần thưởng tinh thần như sợi dây “Cà tha” có lục lạc đeo ở cổ bò. Về sau hình thành tục đua được tổ chức một cách tự phát ở nhiều nơi trong 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, thu hút cả chủ bò người Kinh tham gia.
    Lễ hội Sen Dolta của đồng bào Khmer Nam bộ là lễ hội lớn trong năm của đồng bào, mang màu sắc tín ngưỡng dân gian xen lẫn tôn giáo, chứa đựng nhiều yếu tố tích cực. Lễ Sen Dolta mang ý nghĩa rất lớn về lòng hiếu kính, tưởng nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ những người quá cố đối với con cháu. Ngoài ra, Lễ này vừa thể hiện nét đẹp truyền thống của đời sống văn hóa, tinh thần trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng gắn với các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng trong ngôi chùa Khmer Nam bộ.
     

    Tour liên quan
    x

    Tư vấn tour Miễn Phí

    Cám ơn các bạn đã quan tâm đến tour du lịch của chúng tôi !

    Hãy điền thông tin cá nhân của bạn vào đây chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất để hoàn tất thủ tục cho chuyến đi này

    
    TOP

    0898 51 52 53