x
THÀNH VIÊN
Facebook login Google login
x
ĐĂNG KÝ
Facebook login Google login
Hủy
x
Quên mật khẩu
Hủy
x
DU LỊCH VIỆT TRẦN

NHẬN NGAY VOUCHER GIẢM GIÁ LÊN ĐẾN 500K

Áp dụng cho tất cả các tour nước ngoài

DU LỊCH VIỆT TRẦN

Du lịch gặp nắng nóng bạn nên làm gì ?

  • Thứ bảy, 19:42 20/04/2019 .
  • Đi du lịch khi thời tiết nắng nóng kéo dài trong suốt những ngày tour sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Uống đủ nước, mặc quần áo thoáng mát, luôn bôi kem chống nắng là những cách tốt nhất để làm mát cơ thể khi đi du lịch gặp thời tiết quá nóng.

    Một trong nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến chuyến du lịch là thời tiết. Nắng nóng làm cơ thể dễ mất nước, mà có thể gây ra tăng khát, suy nhược, chóng mặt, đánh trống ngực và ngất xỉu. Kiệt sức do đi tham quan những nơi có nhiệt độ nóng xảy ra làm cơ thể bị mất nước và muối qua mồ hôi quá nhiều mà không kịp bồi phụ nước. Nếu bạn kịp theo dõi tình hình và hoãn chuyến đi khi thời tiết không ủng hộ thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu bạn không kịp cập nhật tình hình thời tiết và gặp một đợt nắng nóng thì nên làm gì?

    Hãy áp dụng những gợi ý sau để phần nào hạn chế sự tác động của nắng nóng, đảm bảo chuyến du lịch diễn ra vui vẻ.

    Mặc quần áo phù hợp

    Lựa chọn quần áo mỏng nhẹ, thoáng để dễ thoát mồ hôi và khô nhanh. Luôn đội mũ rộng vành để tránh nắng trực tiếp vào đầu, cổ.

    Làm mát đầu và cổ của bạn bằng cách cuốn quanh cổ một chiếc khăn dày hơi ẩm. Việc này có thể không làm mát hoàn toàn cơ thể bạn nhưng sẽ phần nào giúp bạn thấy dễ chịu hơn.

    Luôn bôi kem chống nắng khi đi ra ngoài

    Dù bạn là nam hay nữ thì một tuyp kem chống nắng hay các sản phẩm chống nắng như kem, lotion, dạng xịt…luôn là thứ cần thiết trong chuyến du lịch mùa hè. Lưu ý phải thoa kỹ để che hết để bảo vệ các vùng cơ thể không được quần áo che phủ như mặt, môi, cánh tay, bàn tay…

    Cho dù đang ở bãi biển, đi thăm quan khu di tích hay công viên thì nắng gắt và nhiệt độ cao ở đó vẫn có thể làm ảnh hưởng đến làn da của bạn.

    "Khi sử dụng kem chống nắng cần lưu ý thoa trước 15 – 20 phút trước khi đi ra ngoài nắng. Kem chống nắng chỉ có tác dụng 2 – 3 tiếng, sau đó cần rửa mặt và thoa lại kem mới để có tác dụng bảo vệ tốt. Nếu để kem chống nắng tồn tại trên da quá lâu mà không thoa lại sẽ càng dễ gây ra bắt nắng.

    Uống nhiều nước

    Thời tiết nóng, cơ thể sẽ tiết nhiều mồ hôi để điều tiết, làm mát. Nếu không bù nước sẽ làm hạn chế quá trình này và khiến bạn thấy nóng thêm.

    Để chống mất nước cho cơ thể, nhất thiết phải bổ sung thêm nước cho cơ thể, nếu bình thường nhu cầu nước khoảng 1 lít / ngày thì ngày hè nhu cầu nước có thể tăng thêm khoảng 1,5 đến gần 2 lít / ngày. Lưu ý khi uống nước cần uống chậm rãi, từ từ từng ngụm một.

    Do đó, hãy luôn mang bên mình chai nước lọc sạch hoặc nước muối khoáng để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể.

    Không nên đợi khát mới uống nước, nhưng cũng không nên uống quá nhiều vì có thể dẫn đến các tình trạng cơ thể bị "no nước".

    Không ở ngoài trời nắng quá lâu

    Đôi khi bạn đến điểm du lịch vào thời điểm gần trưa, trời khá nắng nhưng vì lòng háo hức thăm quan mà bạn sẵn sàng đội nắng giữa trưa để đến đó. Đó là việc hoàn toàn không nên. Bởi lẽ, đứng quá lâu vào thời điểm nắng gắt nhất trong ngày (từ 11h - 15h) có thể khiến bạn bị đột quỵ do sốc nhiệt.

    Lúc này, bạn nên ở trong nơi có bóng râm để làm mát cơ thể. Thay vì thăm quan ngoài trời, hãy vào thăm viện bảo tàng, xem phim, vào nhà hàng hoặc bất kỳ một hoạt động nào đó trong nhà để tránh ánh nắng gắt.

    Một việc không kém quan trọng là trang bị những kiến thức sơ cứu kịp thời khi gặp bệnh mùa nắng nóng.

    Nếu bạn gặp phải các triệu chứng của bệnh liên quan đến sốc nhiệt như chuột rút, mạch nhanh, da nhợt nhạt, buồn nôn, nôn và các triệu chứng khác thì nên di chuyển đến vị trí có bóng mát ngay lập tức. Bạn cần nằm xuống và nới lỏng quần áo, phủ lên người khăn hoặc quần áo ẩm để làm mát và tìm đến sự giúp đỡ của y tế.

    Những điều tuyệt đối không được làm khi bị say nắng:

    - Từ chối hoặc không gọi hỗ trợ y tế: đây là một quyết định sai lầm và gây hậu quả nghiêm trọng nếu bệnh nhân bị đột quỵ do nhiệt, hoặc có đấu hiệu sốc, co giật, mất ý thức.

    - Uống một số loại thuốc: nhiều người khi cảm thấy không khỏe, cụ thể trong trường hợp say nắng, họ thường sử dụng thuốc aspirin hoặc acetaminophen. Hành động này sẽ làm bệnh nặng thêm bởi đây là 2 loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ chảy máy, gây ra vấn đề nghiêm trọng tới sức khỏe bởi khi đó da của người bệnh có thể đang cháy nắng dẫn tới phồng rộp.

    - Không cho bất cứ thứ gì qua đường miệng của người bị say nắng trong trường hợp họ đang bất tỉnh hoặc nôn mửa, vì có nguy cơ gây ngạt.

    - Nhiều người thường cho rằng chà xát lên cơ thể bằng rượu, làm hạ nhiệt nhanh. Điều này rất nguy hiểm với người bệnh bởi rượu làm cơ thể hạ nhiệt quá nhanh dẫn đến biến động nhiệt mạnh trong cơ thể. Tốt nhất hạ nhiệt cơ thể người bệnh bằng nước lạnh thường.

    - Bổ sung nước và chất điện giải là đúng nhưng không nên uống quá nhanh, quá nhiều, có thể gây sốc. Nên tuân thủ hướng dẫn của y bác sĩ.

    Điều quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết khắc nghiệt này là mỗi người cần tăng cường hiểu biết để phòng bị say nắng, có cách xử trí phù hợp để bảo vệ sức khỏe bản thân trong quá trình đi tour du lịch.

      TOUR LIÊN QUAN

    x

    Tư vấn tour Miễn Phí

    Cám ơn các bạn đã quan tâm đến tour du lịch của chúng tôi !

    Hãy điền thông tin cá nhân của bạn vào đây chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất để hoàn tất thủ tục cho chuyến đi này

    
    TOP

    0898 51 52 53