Áp dụng cho tất cả các tour nước ngoài
Trong quá trình đi du lịch việc vô tình bắt gặp hoặc trong tình huống nào đó nhận ra kiến ba khoang đang ở ngay trên cơ thể của mình hoặc nhóm bạn đi cùng sẽ làm cho chúng ta có thể sẽ mất bình tĩnh và lúng túng tìm cách để giải quyết và nhiều khi càng xử lý kết quả lại càng tệ hơn do không làm không đúng cách. Việc nhận biết, xử trí đúng đắn khi gặp kiến ba khoang giúp chúng ta hạn chế được những rủi ro không mong muốn do nọc độc kiến ba khoang gây ra.
Cách nhận biết kiến ba khoang ?
Kiến ba khoang là một loại bọ cánh cứng có tên khoa học là Paederus fuscipes (tên tiếng Anh là rove beetles). Kiến ba khoang có thân hình thon, dài như hạt thóc, có 3 đôi chân, bụng có đốt, thon nhọn về đuôi, bay và chạy rất nhanh; về màu sắc, có màu cam tối hay sậm màu, vùng bụng trên và đầu màu đen, vùng trên giữa phát quang ngũ sắc, óng ánh màu xanh, đính kèm đôi cánh cứng (elytra); có cái đầu đen, sau bụng và elytra và một phần ngực màu đỏ và phía trước bụng trong một xen kẽ màu đen - đỏ - đen - đỏ - đen, tương ứng với đầu - ngực - elytra - trước bụng - sau bụng.
Kiến ba khoang thường được tìm thấy ở đâu ?
Kiến ba khoang thường sống ở khắp nơi từ đồng cỏ, ruộng lúa, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng đến các tòa nhà cao tầng, phổ biến nhất ở vùng có khí hậu ẩm ướt. Chúng thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi độ ẩm cao, thuận lợi cho kiến phát triển.
Lý do khác là vào mùa gặt, mưa lũ, côn trùng ngoài đồng ruộng hết chỗ trú, theo ánh sáng bay vào nhà. Vì vậy, cần hết sức lưu ý khi đi du lịch hoặc di chuyển trong mùa mưa.
Kiến ba khoang nguy hiểm như thế nào ?
Kiến ba khoang thường không gây nguy hiểm bằng cách cắn vào da. Tuy nhiên, trông vẻ bề ngoài hiền lành bóng bẩy nhưng trong chất dịch trên cơ thể của chúng có chứa pederin - một loại chất độc gây rộp, phỏng da, viêm da. Theo Cục Y Tế dự phòng, độc tố Pederin, dộc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn.
Khi da người tiếp xúc vào chất độc trên cơ thể của chúng tiết ra qua những vật dụng nào đó hoặc vô ý đập làm cho chúng chết trên da thì chất độc theo dịch cơ thể chúng tiết ra ngoài, dính vào da người, gây bệnh ngay tại vùng da đó... Khi dính vào da tay, nếu không rửa sạch tay ngay thì vô tình sẽ làm chất độc dính vào chỗ khác trên cơ thể gây viêm da lan toả như ban đỏ, lở loét mụn mủ hoặc bọng nước gây đau rát.
Nhìn sơ, hình dạng vết thương rất giống với vết phồng rộp do bệnh Zona (giời leo). Vì vậy, khi thấy cơ thể xuất hiện các vết phòng rộp trên da cần nhanh chóng đên các cơ sở y tế để nhân viên y tế chuẩn đoán và có giải pháp xử lý thích hợp.
Nhiều người vô tình để độc tố của chúng chạm vào da nhưng không để ý và cứ nghĩ như một vết dị ứng thường được gây ra như khi chạm phải những loại côn trùng khác. Vết thương có cảm giác ngứa và chúng ta càng gãi sẽ tạo điều kiện cho chất độc ngấm sâu thêm vào da. Càng về sau mức độ nặng nhẹ tùy theo độc chất xâm nhập qua da, càng xuất hiện các mảng phồng rộp rộng và người bệnh còn có thể xuất hiện thêm triệu chứng sốt, đau rát thần kinh, đau khớp và nôn.
Vậy cần phải xử lý như thế nào ?
Khi phát hiện có kiến ba khoang cần phải tìm cách né tránh không để kiến bay đậu vào cơ thể tiếp xúc trực tiếp với da hay bám trên quần áo, mũ, nón, khẩu trang, khăn mặt và tất cả các đồ đạc trong nhà, không nên dùng tay đập nát, giết chết hay chà xát chúng mà nên thổi chúng ra xa, hoặc để một tờ giấy vào cho nó bò lên và lấy nó ra khỏi người.
Cần phải tránh thu hút kiến bằng cách thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng nhằm hạn chế bị thu hút kiến theo ánh sáng của đèn. Không đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng, đèn ban công, hành lang...
Vết thương kiến ba khoang gây ra tùy vào tình trạng tiếp xúc qua độc tố gây viêm da trên cơ thể của chúng. Lúc đầu cảm thấy hơi ngứa rát, da đỏ nhẹ. Sau vài tiếng vùng da sẽ đỏ nhiều, thành vệt, xuất hiện mụn nước, mụn mủ... cảm giác thường thấy đau rát rất khó chịu.
Trong trường hợp nhẹ thường có thể tự khỏi. Tuy nhiên, người bệnh cần loại bỏ chất gây kích ứng do kiến ba khoang gây ra bằng cách rửa nhẹ vùng da bị ảnh hưởng bằng cách ngâm vết thương vào nước sạch hoặc rửa xà phòng hay nước muối sinh lý. Sau đó có thể bôi thêm các dung dịch làm dịu da, sát khuẩn nhẹ như Jarish, oxyd kẽm, mở kháng sinh....
Tuyệt đối tránh sờ vào vết thương hay cố làm vở bọng nước. Nếu cảm thấy khó chịu nên xử lý sơ cứu làm sạch vết thương trước và sau đó nên đến cơ sở y tế để được chăm sóc, xử lý đúng cách. Người bệnh được chỉ định uống kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc dùng corticosteroid. Thông thường, vết thương sẽ ổn định sau 5 đến 7 ngày nếu được điều trị đúng cách.
Do vết thương đôi khi rất giống vết thương của bị giời leo. Lưu ý tuyệt đối không sử dụng tự ý mua thuốc điều trị theo hướng zona hoặc giời leo, tự ý bôi các thuốc màu, lá cây hoặc sử dụng các biện pháp dân gian khác làm cho vết thương bị loét, lan rộng thậm chí nhiễm trùng.
PHONG TRẦN
(Sưu tầm)
Cám ơn các bạn đã quan tâm đến tour du lịch của chúng tôi !
Hãy điền thông tin cá nhân của bạn vào đây chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất để hoàn tất thủ tục cho chuyến đi này
Bản quyền © 2018 WTOUR.VN thuộc về công ty TNHH Thương Mại và Du Lịch Việt Trần (Vietnam Vacations) - Ghi rõ nguồn "www.wtour.vn" khi sử dụng.
Số GPĐKKD: 0311865849 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 04/07/2012.
Giấy phép kinh doanh LHQT số 79-580/2015/TCDL-GP LHQT do Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch, Tổng Cục Du Lịch cấp ngày 02/11/2015.